Ý kiến chuyên gia
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 775
    [category_id] => 16
    [id] => 16
    [language_code] => vi
    [title] => Ý kiến chuyên gia
    [description] => Ý kiến chuyên gia
    [slug] => y-kien-chuyen-gia
    [meta_title] => Kiến thức chuyên gia - GENTIS
    [meta_description] => GENTIS cập nhật các tin tức dịch vụ, những thông tin hữu ích từ ý kiến của các chuyên gia  trong lĩnh vực phân tích di truyền để mang đến cho quý khách hàng không chỉ là những thông tin, kết quả mà còn được kịp thời sử dụng dịch vụ với chi phí tối
    [meta_keyword] => Ý kiến chuyên gia
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => bn-hoi-dong-khoa-hoc.png
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 3
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:44
    [updated_time] => 2022-12-13 14:10:32
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Cận huyết và loạn luân dưới góc nhìn của khoa học

Ngày đăng : 02-11-2021
Ngày cập nhật: 03-11-2021
Tác giả: Gentis
Khi nói đến hiện tượng cận huyết hay loạn luân là nói đến những vấn đề nhạy cảm, phức tạp vì liên quan đến đời sống xã hội và pháp luật. Song, với cách nhìn của khoa học thì nó lại có tác động đến sự phát triển thể chất và trí tuệ con người.

Hôn nhân cận huyết và loạn luân xuất hiện từ bao giờ? 

Theo Scheidel (1997) thì hiện tượng này có từ thời Ai Cập cổ đại vào những thế kỷ đầu sau Công Nguyên. Và cho đến ngày nay hôn nhân cận huyết và loạn luân vẫn tồn tại ở các nước với các mức độ khác nhau. Đã có những bài viết về việc xét nghiệm ADN những trường hợp cận huyết và loạn luân trong giải quyết các vụ án hình sự hoặc những hậu quả của chúng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sức khỏe con người.

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình (2014), hôn nhân cận huyết được hiểu là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Còn loạn luân là hành vi bị cấm được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 của nước CHXHN Việt Nam. Trong luật này quy định rõ “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hê, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha”. Tương tự như vậy, các nước trên thế giới đều coi loạn luân là hành vi bị cấm và xử phạt theo quy định của luật hình sự.

Hiện tượng này gây tác động xấu đến sức khỏe con người như thế nào? 

Theo các tài liệu khảo sát và công bố của các nhà chuyên môn thì hôn nhân cận huyết là một trong những lý do chính gây bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia.

Tại Việt Nam, bệnh Thalassemia phổ biến ở các tỉnh miền núi, cao nguyên, và phổ biến hơn ở các dân tộc ít người. Trên thế giới có khoảng 7% dân số mang gen bệnh Thalassemia.

Nguyên nhân của bệnh là do đột biến gen Alpha – Thalassemia trên nhiễm sắc thể số 16 và Beta – Thalassemia trên nhiễm sắc thể số 11, làm giảm hoặc mất khả năng tổng hợp chuỗi globin và bệnh được di truyền theo kiểu gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. 

Theo đó, nếu một trong hai bố mẹ mang gen bệnh (đột biến) thì khả năng 50% con sinh ra mang gen bệnh và 50% con sinh ra không mang gen bệnh; nếu cả 2 bố mẹ đều mang gen bệnh, khả năng 25% con sỉnh ra sẽ bị bệnh, 50% con sỉnh ra mang gen bệnh và 25% con không mang gen bệnh. 

Biến chứng của hội chứng bệnh thường gây ra khả năng tăng nguy cơ nhiễm trùng, biến dạng xương, chậm phát triển và các bệnh về tim mạch. Cận huyết và loạn luân không chỉ gây ra hội chứng bệnh Thalasseia mà theo nghiên cứu của Robert E. Wenk (2008) cho rằng, các đứa trẻ sinh ra từ những cặp bố mẹ có quan hệ cận huyết có thể được thừa hưởng 2 alen do tổ tiên truyền lại (Identical By Descend - IBD) nên làm tăng kiểu gen đồng hợp tử và vì vậy sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về di truyền.

Đối với các trường hợp loạn luân, theo các kết quả khảo sát và nghiên cứu của nhóm tác giả D. Corach và cộng sự (2003) của 33 vụ loạn luân và 300 ca xét nghiệm huyết thống không có quan hệ cận huyết để so sánh, kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng:

  • Những vụ loạn luân thì tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử ở những đứa con chiếm trên 40%
  • Ngược lại, những ca không có quan hệ cận huyết thì tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử trung bình chỉ chiếm 30%. 

Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra nhận định rằng, khi thấy xuất hiện kiểu gen đồng hợp tử của những đứa con đạt từ trên 40% thì không loại trừ khả năng là loạn luân. Tương tự, tác giả Ammirah  J. Omar và cộng sự (2012) cũng công bố kết quả tương tự. Và theo quan sát của chúng tôi, khi xử lý một số vụ loạn luân trong các vụ án hình sự thông qua giám định ADN tại Việt Nam cũng cho thấy kết quả tương đồng.

Xét về mặt xã hội, cận huyết và loạn luân gây ảnh hưởng không tốt đến văn hóa, đạo đức gia đình; phá vỡ và làm thui chột giá trị truyền thống văn hóa gia đình tốt đẹp, đồng thời làm giảm sút chất lượng nòi giống. Từ những thực tế trên cho thấy, quan niệm cổ xưa vẫn còn tồn tại ở đâu đó cho rằng “Trâu ta ăn cỏ đồng ta, tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm” thì với góc nhìn của Di truyền học sẽ không còn phù hợp với quy luật phát triển và tiến hóa nữa.

Bởi vậy ngẫu phối (Random Mating) là cách để tạo nên lượng biến dị di truyền lớn trong quần thể, làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Quần thể ngẫu phối duy trì được sự đa dạng di truyền trong quần thể.

Vậy giải pháp nào cho những người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh muốn sinh con khỏe mạnh? 

Với sự phát triển của khoa học ngày nay, đặc biệt các kỹ thuật trong hỗ trợ sinh sản, các nhà chuyên môn hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề này. 

  • Về mặt nhận thức, cần loại bỏ tình trạng hôn nhân cận huyết ra khỏi đời sống xã hội; xử lý nghiêm khắc những trường hợp loạn luân theo quy định của pháp luật. 
  • Với khoa học, các cặp nam nữ trước khi kết hôn cần được tư vấn sàng lọc tiền hôn nhân để phát hiện xem hai người có ai mang gen bệnh tan máu bẩm sinh hay không, thông qua xét nghiệm gen để tìm những đột biến gây bệnh nếu có. Từ đó làm cơ sở để quyết định có nên kết hôn hay không hoặc kết hôn thì cần những điều kiện gì trên cơ sở tư vấn của nhà chuyên môn. 

Trường hợp mà vợ hoặc chồng đã mang gen bệnh muốn sinh con khỏe mạnh thì cần đến biện pháp hỗ trợ sinh sản bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), từ những phôi này tiến hành xét nghiệm chẩn đoán di truyền tiền chuyển phôi (Pre-implantation Genetic Diagnosis – PGD) để chọn ra những phôi khỏe mạnh rồi chuyển vào tử cung người mẹ để duy trì thai kỳ; những phôi mang gen đột biến sẽ được loại bỏ. Với các biện pháp hỗ trợ sinh sản và chẩn đoán di truyền tiền chuyển phôi, các cặp bố mẹ không may mang gen đột biến tan máu bẩm sinh hoàn toàn có thể yên tâm để sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh và bảo đảm gia đình hạnh phúc. 

Đại tá Hà Quốc Khanh

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
Đối tác