Tin chuyên ngành
                            stdClass Object
(
    [post_id] => 659
    [category_id] => 15
    [id] => 15
    [language_code] => vi
    [title] => Tin chuyên ngành
    [description] => Tin chuyên ngành
    [slug] => tin-chuyen-nganh
    [meta_title] => Tin chuyên ngành di truyền
    [meta_description] => Cập nhật những thông tin khoa học giá trị của ngành di truyền y học của Việt Nam và trên khắp thế giới.
    [meta_keyword] => Tin chuyên ngành,tin tức
    [content] => 
    [parent_id] => 4
    [thumbnail] => 
    [banner] => _mg_4169.jpg
    [is_featured] => 
    [files] => 
    [style] => 
    [class] => 
    [type] => post
    [order] => 2
    [is_status] => 1
    [created_time] => 2019-08-29 13:36:14
    [updated_time] => 2022-03-03 21:12:09
    [created_by] => 
    [updated_by] => 
    [ratting] => 
    [retionship] => 
    [question] => 
    [url_video] => 
    [link] => 
    [i_con] => 
)
1                        

Hội chứng Antiphospholipid trong thai sản

Ngày đăng : 27-02-2021
Ngày cập nhật: 15-05-2024
Tác giả: Gentis
Các biểu hiện lâm sàng liên quan tới hội chứng Anti-Phospholipid: Huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch; Biến chứng thai sản do suy dinh dưỡng nhau thai, bao gồm sảy thay tự phát, chậm phát triển trong tử cung, tiền sản giật, đẻ non và sự đứt rời nhau thai; Đột quỵ do tắc mạch, huyết khối...

Hội chứng Antiphospholipid là gì?

Hội chứng Anti-phospholipid (Anti-phospholipid syndrome - APS) là một hội chứng có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tắc mạch hoặc sảy thai tái diễn, với sự xuất hiện của kháng thể chống phospholipid hoặc chống lại các quyết định kháng nguyên protein gắn phospholipid. Do phospholipid là thành phần của màng tế bào, các kháng thể này sẽ tấn công và gây tổn thương tế bào, tạo điều kiện phát triển các cục máu đông.

Khi cục máu đông kẹt tại cơ quan gây ảnh hưởng tới lưu lượng máu cung cấp cho cơ quan đó và không được điều trị kịp thời, hội chứng antiphospholipid sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như đột quỵ, huyết khối mạch não, bệnh lý mạch vành.

Bảng 1. Các biểu hiện lâm sàng liên quan tới hội chứng Anti-Phospholipid

- Huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch,

- Biến chứng thai sản do suy dinh dưỡng nhau thai, bao gồm sảy thay tự phát, chậm phát triển trong tử cung, tiền sản giật, đẻ non và sự đứt rời nhau thai,

- Đột quỵ do tắc mạch, huyết khối,

- Huyết khối mạch não,

- Mảng tím xanh dạng lưới, viêm mạch hoại tử da,

- Bệnh lý động mạch vành,

- Bệnh lý van tim,

- Bệnh lý thận,

- Tăng áp động mạch phổi,

- Hội chứng phổi cấp,

- Chứng xơ vữa động mạch và bệnh đọc mạch ngoại vi,

- Bệnh lý võng mạc,

- Suy thượng thận,

- Hội chứng Budd – Chiari, huyết khối mạch mạc treo ruột, huyết khối gan, hoại tử thực quản, loét dạ dày – ruột, hoạt tử túi mật,

- Mất thính giác,

- Huyết khối đa vi mạch.

Xét nghiệm kháng thể kháng Antiphospholipid là gì

  1. Chất chống đông Lupus xuất hiện trong huyết tương ở ít nhất 2 lần xét nghiệm cách nhau tối thiểu 12 tuần, được phát hiện theo các hướng dẫn của Hội Huyết khối và Đông cầm máu Quốc tế.
  2. Kháng thể kháng cardiolipin IgG và/ hoặc IgM dương tính trong huyết thanh hoặc huyết tương với hiệu giá trung bình hoặc cao (> 40 GPL hoặc MPL, hoặc > số phần trăm thứ 99) trong ít nhất 2 lần xét nghiệm với khoảng cách tối thiểu 12 tuần, được định lượng bởi phương pháp ELISA chuẩn.
  3. Kháng thể kháng ß2 glycoprotein IgG và/ hoặc IgM dương tính trong huyết thanh hoặc huyết tương với hiệu giá trung bình hoặc cao (> số phần trăm thứ 99) trong ít nhất 2 lần xét nghiệm với khoảng cách tối thiểu 12 tuần, được định lượng bởi phương pháp ELISA chuẩn.

* APS được chẩn đoán xác định khi có ít nhất một tiêu chuẩn về lâm sàng và một tiêu chuẩn về xét nghiệm. Không chẩn đoán là APS nếu sự xuất hiện của xét nghiệm aPL dương tính và biểu hiện lâm sàng cách nhau dưới 12 tuần hoặc trên 5 năm.

Hiện tại xét nghiệm Antiphospholipid tại GENTIS thực hiện trên 7 chỉ số sau:

Anti Phospholipid IgG

Anti Phospholipid IgM

Cardiolipin IgG

Cardiolipin IgM

Beta-2-Glicoprotein IgG

Beta-2-Glicoprotein IgM

LA (kháng đông lupus)

Xét nghiệm Antiphospholipid được chỉ định khi nào

Chỉ định xét nghiệm tìm kháng thể kháng phospholipid trong những trường hợp sau:

- Tắc tĩnh mạch và/ hoặc động mạch ở người dưới 50 tuổi;

- Tắc mạch ở những vị trí không thường gặp hoặc liên quan đến bệnh tự miễn;

- APTT kéo dài không rõ nguyên nhân;

- Phụ nữ có biến chứng thai nghén không giải thích được.

- Chẩn đoán khi dương tính ít nhất 2 lần, cách nhau ìt nhất 12 tuần.

- Kết quả dương tính: Làm lại sau mỗi 6 tuần.

- Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh tự miễn: Nếu âm tình, làm lại định kỳ (có thể xuất hiện kháng thể trong tương lai).

Để có thể kết luận thai phụ có mang hội chứng antiphospholipid hay không cần phải khai thác tiền sử của bệnh nhân. Các tiêu chuẩn để chẩn đoán bao gồm:

Bằng chứng của huyết khối: Huyết khối tĩnh mạch hoặc huyết khối động mạch hoặc huyết khối mao mạch, được khẳng định bằng chẩn đoán hính ảnh hoặc mô bệnh học.

Biến chứng thai sản:

+ Một hoặc nhiềuu lần thai chết lưu sau 10 tuần không giải thích được mà hính thái phôi thai bình thường;

+ Một hoặc nhiều lần đẻ non trước 34 tuần;

+ Ba hoặc hơn ba lần sảy thai tự phát trước 10 tuần mà không có bất thường hormon của thai phụ hay sai lệch nhiễm sắc thể của bố, mẹ.

Khi xuất hiện một trong các biểu hiện trên kết hợp với xét nghiệm hóa sinh dương tính thì có thể kết luận thai phụ mắc phải hội chứng antiphospholipid và cần tiến hành điều trị.

Điều trị

Đối với điều trị, vào năm 2020 Amine và cộng sự đưa ra guideline để quản lý như sau (*):

* Điều trị dự phòng

- Không có chỉ định điều trị nếu người bệnh không có biểu hiện tắc mạch hay tiền sử sảy thai trước đó. Theo dõi dấu hiệu tắc mạch trên lâm sàng và theo dõi xét nghiệm kháng thể 3 tháng/ lần.

- Phụ nữ có hội chứng Anti-phospholipid và tiền sử sảy thai trước đó: Sử dụng aspirin (70-100mg/ngày).

- Người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống và hội chứng Anti-phospholipid thứ phát:

Hydroxycloroquin (200-400mg/ngày), có thể phối hợp corticoid.

- Có thể cân nhắc điều trị thuốc hạ mỡ máu ở những người bệnh có mỡ máu cao, xơ vữa mạch.

* Điều trị khi có tắc mạch

- Heparin tiêu chuẩn (5.000-10.000 U/12h tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, khởi đầu 5.000U, sau đó 1.000-2.000 U/giờ. Duy trì rAPTT 1,5 - 2,0.

- Heparin trọng lượng phân tử thấp (Low Molecular Weigh Heparin = LMWH): 20-40mg/ngày, tiêm dưới da. Theo dõi bằng anti Xa (duy trì anti Xa 0,5-1 U/ml).

- Warfarin: Duy trì INR 1,5 - 3,0 hoặc > 3,0 tùy theo mức độ tắc mạch.

- Aspirin: 70-100 mg/ngày.

Trình tự phối hợp thuốc: Heparin tiêu chuẩn hoặc Heparin trọng lượng phân tử thấp, sau đó nếu ổn định (hết biểu hiện tắc mạch), thay thế bằng warfarin hoặc phối hợp warfarin và aspirin.

* Điều trị APS có biến chứng thai nghén

- Người bệnh tiền sử sảy thai > 3 lần: Điều trị dự phòng bằng heparin trọng lượng phân tử thấp 20 mg/ngày, phối hợp aspirin 70-100 mg/ngày, ngừng khi sinh và dùng lại sau khi sinh 4-6 giờ, thời gian dùng thuốc sau sinh kéo dài tối thiểu 6-12 tuần.

- Không sử dụng warfarin.

- Theo dõi thai sản: Theo dõi trên siêu âm sự phát triển thai và dịch ối mỗi 4 tuần và theo dõi trên siêu âm lưu lượng máu tử cung - rau.

* Điều trị hội chứng anti-phospholipid toàn phát: Phối hợp nhiều biện pháp

- Methylprednisolone liều cao: 1.000mg/ngày x 3 ngày, sau đó duy trí 1-2 mg/kg/ngày.

- Chống đông: Heparin.

- IVIG: 1g/kg/ngày x 1-2 ngày hoặc 0,4g/kg/ngày x 5 ngày.

- Trao đổi huyết tương.

- Có thể cân nhắc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết: Streptokinase, urokinase, t-PA…

- Cyclophosphamid (2-3 mg/kg/ngày): CAPS liên quan đến Lupus ban đỏ hệ thống.

* Theo dõi điều trị

- Theo dõi các dấu hiệu tắc mạch trên lâm sàng và chẩn đoán hính ảnh.

- Theo dõi xét nghiệm 3 tháng (12 tuần)/lần: Kháng thể LA, kháng thể kháng Cardiolipin, kháng thể kháng β2-Glycoprotein I.

- Theo dõi điều trị thuốc:

+ Sử dụng warfarin, theo dõi bằng chỉ số INR trong xét nghiệm PT.

+ Sử dụng heparin tiêu chuẩn, theo dõi bằng xét nghiệm APTT.

+ Sử dụng LMWH, theo dõi bằng xét nghiệm anti Xa.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học của Bộ Y tế

(*) Biomedicines 2020,8,508; doi:10.3390/biomedicines8110508

Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS,
Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,
tư vấn một cách tốt nhất!
i9bet https://789bethv.com/ 68gamebai https://jun88.black/ hi88.gives https://ok9.gifts/ https://157.230.195.11/ Hi88 https://okvip.green/ jun88 ph Vin777 https://789betttt.com/ OK9 link vào hi88 https://king88.party/ trang chủ hi88 https://ok9news.tv/ hi88 OK9 https://ok9c.com/ F8bet F8bet trang chủ hi88 hi88 gg https://789bet.green https://789bet.domains/ website hi88 website hi88 https://139.59.222.230/ https://hi88o.com/ https://bet88.pictures/ hi88 V9bet

Xem Socolive trực tuyến tiếng Việt

Link Bóng Đá Lu miễn phí

Link Rakhoi TV bóng đá trực tuyến

Xem tructiep https://xoilaczll.tv/

Link trực tiếp MitomTV bình luận tiếng Việt https://f8betht.baby Xem tructiep https://uniscore.com/vi
Đối tác